Học cách sử dụng đèn trang trí cho biệt thự thông qua tham quan cung điện mùa hè

Cung điện mua hè, tên tiếng Anh là Peterhof. Hof tiếng Đức nghĩa là căn nhà, Peter là tên vua Peter đại đế của Nước Nga. Trọn nghĩa là căn nhà của Peter. Cung điện được xây dựng 14 năm từ năm 1714 đến năm 1728. Ý tưởng thực hiện xây dựng cung điện nảy sinh sau khi vua Peter thăm nước Pháp và có đến cung điện Versailles của vua Louis XIV của Pháp. Sau khi trở về ý tưởng xây dựng một cung điện đẹp như cung điện Versailles của Pháp ra đời, và ông chọn vùng nông thôn nơi có căn nhà mà ông hay tới nghĩ dưỡng vào ngày hè. Do đó cung điện Peterhof còn có tên khác gọi là cung điện mùa hè.

Khi xây dựng cung điện thì tất nhiên phải huy động nguồn lực của cả nước Nga. Cung điện mùa hè có rất nhiều cái vĩ đại đáng để thế hệ sau phải nghiên cứu. Như đài phun nước tự nhiên, nước được dẫn về cách cung điện 20KM chỉ áp dụng các nguyên lý vật lý, không hề có một chiếc máy nào được sử dụng. Thiết kế khu vườn thượng uyển. Thiết kế cung điện là cơ sở cho phong cách thiết Baroque được ưa chuộng rộng khắp Sank Peterburg và lan sang cả Moskva.

Bằng cách ghé thăm từng góc của cung điện, tìm hiểu và nhìn ngắm từng cây đèn trang trí nhỏ trong phòng, chúng ta có thể hiểu thêm về đôi chút phong cách thiết kế Baroque và có thêm ý tưởng trong công việc liên quan đến đến đèn trang trí công trình biệt thự của mình.

Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga

Tháp bên đông và tháp bên tây tại cung điện Peterhof. Tất cả đều được phủ vàng thật

Cung hiện mùa hè Nga

Lồi vào cung điện

Cung điện mùa hè đã từng bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, người Đức khi tiến vào cung điện mùa hè đã chuyển đi tất cả những gì có thể chuyển, và phá vỡ tất cả những gì cần phá. Phía trước của cung điện mùa hè đã từng bị phá nát. Những người phục vụ trong cung điện năm 1941 đã giấu đi những vật quý giá nhưng không phải giấu được tất cả, nên một phần cung điện đã bị phá hủy. Sau này người Nga phục dựng lại cung điện giống với nguyên bản. Nhưng riêng phần đèn trang trí tại lối vào thăm cung điện thì sử dụng đèn mới, không phải là đèn sản xuất năm thế kỷ 18.

Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga

Những bộ đèn trang trí hiện đại mới, được phục dựng sử dụng trong cung điện mùa hè.

The Dance Hall – phòng khiêu vũ.

Phòng khiêu vũ, vào thể kỷ 18 khi mới đưa vào hoạt động, phòng này được gọi là hội trường thương gia, tức là phòng dùng để đón tiếp những khách quý tộc, quyền quý, và các nhà kinh doanh giàu có bậc nhất nước Nga thời bấy giờ. Gian phòng có diện tích rất rộng lên đến 270m2, nó chiếm hết tầng hai của Cung Điện mùa hè cánh bên phía đông. Gian phòng được Nữ Hoàng đã ra lệnh cho thiết kế gia gười Ý Rastelli sử dụng toàn bộ là dát vàng, lấy màu nền là màu trắng. Do sinh thời Elizabeth rất biết giá trị của bản thân mình, và là người yêu vàng, nên bà lấy màu trắng để thể hiện con người và lấy màu vàng để thể hiện giá trị cốt lõi tinh thần của mình.

Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga

Trong gian phòng này có rất nhiều gương hình oval. Xung quanh tấm gương được ốp gỗ, và dát vàng lên trên. Bên cạnh tâm gương luôn là hai cây đèn tường bằng đồng mạ vàng. Cây đèn tường có tổng chiều cao bằng đúng chiếu cao của gương, thân đèn làm theo hình mô phỏng một cái cây, mỗi nhánh cây tương đương một ngọn đèn, thân đèn chạy dọc và ôm lấy cái gương, tạo cảm giác giống như gương và đèn là một.

Để ý bạn sẽ thấy, trên mỗi một ngọn đèn có một cái chén bằng pha lê, cái chén này là để đựng nước mắt nến cho khỏi chảy xuống sàn của gian phòng. Vì thời thế kỷ 18 nến vẫn là nguồn ánh sáng chính được sử dụng trong cung điện mùa hè.

Cung hiện mùa hè Nga

Phòng Dance Room có rất nhiều cửa sổ, hai lớp cửa trên dưới, mỗi mộ cửa sổ đều được trang trí bằng các họa tiết mạ vàng. Ở giữa lớp cửa sổ trên dưới đều được trang trì bằng một cây đèn vách tường bằng đồng, các chi tiết được mạ vàng. Việc lắp đèn bên cạnh các cửa sổ để mục đích có thể điều chỉnh lượng ánh sáng vào trong phòng một cách tự nhiên. Mùa hè bên Nga mặc dù thời tiết có ấm hơn các mùa khác trong năm, tuy nhiên trời vẫn tối rất sớm, khi đó cây đèn có tác dụng bộ sung thêm ánh sáng cho gian phòng vào buổi chiều.

Ở giữa bốn cửa sổ, điểm chính giữa được trang trí bằng các bức tranh vẽ chân dung các nhân vật trong hoàng tôc, thiết kế hai cây đèn vách có cánh tay dài sẽ có tác dụng như là cây đèn soi tranh để soi sáng từng tranh trong phòng.

Cung hiện mùa hè Nga

Toàn bộ gian phòng chỉ có hai màu chính, trắng và vàng. Gỗ óc chó sáng và tối được dùng để lát nền cho phòng tạo hoa văn, tuy nhiên, bước vào phòng chúng ta sẽ bị hoa mắt bởi màu vàng và không còn để tâm đến các màu khác.

Cung hiện mùa hè Nga

Cả gian phòng được mô phỏng như một cái lồng giữa trời, cái lồng này được những nhánh cây, những nụ tầm xuân, nhưng loài hoa leo bao kín tạo bóng râm. Bạn cứ tưởng tượng những nhánh cây, nhưng dây leo đó biến thành vàng, và nền trời hóa thành trắng xóa như tuyết, thì có thể cảm nhận được mức độ xa hoa, quý giá của gian phòng.

Phòng Throne Room

Phòng Throne Room được dùng để tổ chức hòa nhạc, và tiếp khách đoàn của nhà vua. Tại phòng Throne Room. Đây cũng là một trong những căn phòng lộng lẫy nhất của Cung Điện Mùa Hè. Vẫn lấy nền trắng làm màu sắc chính cho căn phòng. Đèn trang trí trong căn phòng này không dùng đồng mạ vàng, mà dùng vàng và pha lê. Các chi tiết bằng kim loại của cây đèn pha lê trên đều hoàn toàn được làm từ vàng. Cây đèn là đỉnh cao của nghệ thuật chế tác pha lê, các hạt pha lê ngoài chế tác, cắt ngọt sắc nét, chúng còn được chọn lựa và sắp xếp rất tỉ mỉ. Màu sắc của cây đèn biến đổi từ đậm sang nhạt, sang trong suốt, rồi lại đậm.

Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga

Phòng Audience Room

Căn phòng này chỉ nhỏ bằng 1/3 so với hai căn phòng lớn trên, nhưng nó cũng tập trung tài nghệ thiết kế của kiến trúc sư người Ý Rastelli. Phòng này được dùng cho nữ hoàng Elizabeth để tiếp những khách mang tính riêng tư cá nhân chứ không phải bàn về  công việc.

Căn phòng được trang trí bằng vàng, tủ, bàn, ghế, khung tranh, đèn trang trí, tất cả đều được phủ vàng. Mỗi một góc nhỏ của căn phòng lại được trang trí theo một nét khác nhau, không góc nào giống góc nào, nhưng lại rất hòa hợp thống nhất, đẹp mắt, ấm cúng nếu nhìn từ tổng thể.

Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga

Cặp đèn vách đồng trang trí ngay tại tấm gương của nối các phòng với nhau. Khác với phòng Dance Room, đèn trang trí ở đây không to và lớn, mà thu lại nhỏ hơn. Chúng mang nhiều hoa văn truyền thống của Châu Âu. Cây đèn vách có hình của vua Peter đại đế I để ghi nhớ công lao của ông với đế chế Nga. Còn hình tượng con sư tử với cái miệng bị kiềng xích là nhắc đến chiến thắng cuộc chiến tranh dành sông Neva từ tay người Thụy Điển của ông . Cuộc chiến mà giúp Nga dành được lợi thế  để phát triển hàng hải vươn lãnh thổ về phía Tây.

Ỡ giữa phòng có đặt hai tấm gương lớn đối xứng nhau, bên trên có hai tượng của thiên thần tình yêu và may mắn. Xung quanh gương được trang trí bằng ba loại đèn vách đồng. Mỗi loại có thiết kế khác biệt nhau.

Cung hiện mùa hè Nga

Loại đèn vách tường đơn, đơn giản. Loại vách tường bằng đồng phủ vàng có ba ngọn nến, thân đèn được đưa lên cao hơn nhờ đế gỗ lót bên dưới. Do là gian phòng nhỏ bắt buộc kích thước của những cây đèn cũng phải thu nhỏ lại. Thân đèn tuy nhỏ, nhưng họa tiết hoa văn không vì thế mà bị mất đi.

Cung hiện mùa hè Nga

Ở Việt Nam rất nhiều công trình khi chọn đèn, nhưng kiêng kỵ thân đèn màu đen. Nhưng chúng ta thấy ở giữa trái tim của Cung Điện Mùa Hè, chiếc đèn với thân đèn màu đen vẫn được sử dụng. Nó miêu tả sức mạnh của người đàn ông, năm nhánh đèn tương đương với năm trách nhiệm nặng nề của người đàn ông trong xã hội. Màu đen làm cho hình tượng người đàn ông mạnh mẽ hơn đẹp hơn.

Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga

Hình ảnh người phụ nữ Nga được mô phỏng qua cây đèn vách đồng mạ vàng với ba tay vườn dài, thể hiện sự nhẫn lại chịu đựng của người phụ nữ. Thân không mặc áo thể hiện sự hy sinh. Ba tay với ba trách trách nhiệm, trên đầu có bố mẹ, bên trái cho con, bên phải cho chồng, và bản thân mình không cần gì bằng hình tưởng để hở trần thân mình.

Phòng Painting hall

Cây đèn có hình đầu trâu, vì nữ hoàng đế Elizabeth sinh năm 1709 là năm sửu – năm con trâu, cây đèn làm ra lấy hình tượng đầu trâu để đánh dấu năm sinh của bà. Là hoàng đế thân nữ nhi nhưng bà thông minh lanh lợi bản lĩnh, bà đã hướng nước Nga tham ra hai cuộc chiến mở rộng lãnh thổ và đồng thời cũng là người khuyến khích sáng lập ra đại học Lomonosov nổi tiếng thế giới, đại học này hiện này đứng số một ở Nga, và đặt trên đồi chim sẻ  rất đẹp và thơ mộng. Tài sắc đôi đường chu toàn. Bản thân là nữ hoàng của một đất nước rộng nhất thế giới nên trên thân bà mang ba trọng trách. Cây đèn tường trong hình có ba cánh tay vương ra là ba trọng trách đó. Xung quanh tường được ghép bằng bức tranh chân dung của nữ hoàng Elizabeth, thể hiện dưới nhiều trang phục và cảm xúc khác nhau, để soi sáng chân dung này, đã có rất nhiều cây đèn tường dạng đèn nến đơn được sử dụng.

Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga

Gọi là phòng Painting do rất nhiều bức tranh vẽ hình nữ hoàng Elizabeth được vẽ và ghép lại. Soi sáng căn phòng là những đèn vách nến đơn và vách đồng nến có hình đầu trâu, sợi xích nồi liền ba cánh tay nến để nói lên sự quyết tâm của bà sẽ làm tròn ba trách nhiệm mà xã hội đã giao cho bà.

Cung hiện mùa hè Nga

Cửa chính bước ra phía trước cung điện tại phòng Painting.

Phòng White Dining room

White Dining – phòng ăn màu trắng, giống tên gọi của nó, nó trắng chỉ có một màu trắng duy nhất từ trước ra đằng sau. Lúc ban đầu khi được nhà thiết kế người Ý thiết kế thì phòng này cũng mạ vàng như phòng khiêu vũ, và phòng riêng của nữ hoàng. Nhưng sau này được nhà thiết kế người Đức thiết kế và sửa sang lại chuyển sang dùng màu trắng, màu tinh khôi mà nữ hoàng yêu thích.  Ở trung tâm của phòng là bàn ăn dài đủ cho 30 quan khách, bộ đồ bàn ăn cũng được tạo ra bởi người thợ thủ công giỏi nhất  nước Anh làm ra. Và nỗi bật trên nền trắng tinh là 5 bộ đèn chùm pha lê, kiểu dáng và thiết kế tương tự như ở phòng Throne room.

Cung hiện mùa hè Nga

Đèn trang trí tại một số phòng khác.

Một số mẫu đèn chùm khác nhau tại cung điện mùa hè. Rõ ràng thấy rằng cung điện mùa hè chỉ được sử dụng trong một thời gian rất ngắn trong năm, thông thường chỉ ba tháng, do đó về mặt kiến trúc so sánh giữa nội thất và ngoại thất, thì cung điện mùa hè tập trung vào nội thất kết cấu kiến trúc bên ngoài hơn là bên trong. Còn tại cung điện mùa đông thì tập trung vào nội thất bên trong. Những vật dụng từ đèn trang trí, đèn chùm, đèn bàn, nội thất bàn ghế đều nhỏ hơn so với cung điện mùa đông. Tại cung điện mùa đông nơi mà hoạt động của triều đình Nga diễn ra chính yếu thì mọi thứ rất bề thế, hoành tráng.

Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga

Những mẫu đèn chùm được trang trí tại các phòng khác nhau trong cung điện mùa hè, có đường kính rất nhỏ, kích thước lớn nhất là 1400mm có loại nhỏ nhất khoảng 500mm. Tuy nhiên chúng vẫn là những báu vật của nước Nga, vì nó tập trung rất nhiều tinh hoa của những người thợ thủ công làm đèn thời đó. Chúng tinh xảo từ đường nét, đến các hạt pha lê, chau chuốt từng hạt cườm, tỉ mỉ tính toán từng giọt nước mắt nến chảy xuống

Về lĩnh vực đèn trang trí cho cung điện mà nhận xét thì chùng ta có thể nói thế này: muốn chiêm ngưỡng đèn vách tường thì chúng ta nên đến cung điện mùa hè để xem, còn muốn xem những bộ đèn chùm hoành tráng, lớn, tinh xảo, nhiều ý nghĩa thì nên đến cung điện mùa hè. Cả hai cung điện đều là những bảo tàng về các tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao của thế giới đèn trang trí.

Cung hiện mùa hè Nga

Bộ đèn chùm có kết hợp giữa nghệ thuầt gốm sứ và nghệ thuật đúc đồng. Cây đèn có đường kính 1400mm chiều cao 1200, những viền tinh xảo đường làm bằng vàng, còn tay đèn làm bằng đồng sau đó phủ vàng.

Tất cả đèn, trang trí trong cung điện mùa đông và mùa hè đều không có đi dây điện ẩn bên trong như các loại đèn đồng trang trí được sản xuất hiện nay. Các tay đèn được nối với nhau bằng sợi dây điện đồng rất nhỏ, sau đó một sợi dây đồng khác quấn quanh tay đèn và gim chặt  sợi dây lại. Làm theo cách này những người thợ thủ công khi làm đèn đã dự tính trước sự thay đổi về nguồn sáng sau này. Một cây đèn sản xuất ra có thể dùng được nhiều thập kỷ. Trong những thập kỷ trôi qua đó, nguồn sáng có thể thay đổi theo cách này hay cách khác, nhưng thân đèn thì vẫn thế không thay đổi. Họ những người thợ làm đèn đáng lẽ phải được vinh danh như những kiến trúc sư đã tạo lên những công trình vĩ đại trên thế giới.

Cung hiện mùa hè Nga Cung hiện mùa hè Nga

Một bộ đèn thả đồng chế tác kèm theo những viên pha lê lấp lạnh tại một căn phòng nguyện trong cung điện.Càng đi về phía cuối của cung điện thì đồ đạc mang sắc thái thiết kế Trung Quốc khá nhiều, cho dù thiết kế cung điện, xây dựng cung điện sử dụng 100% người  phương Tây. Đây là kết quả của quá trình giao thương với người Trung Quốc của người Nga. Những đồ gốm sứ, với men ngọc, men xanh rất là quý giá vào lúc bấy giờ, cho nên nơi trong cung điện mùa đông sử dụng đĩa sứ, bình sứ, tượng bằng sứ, chân đèn để thể hiện sự giàu có xa hoa của vường triều. Ở Việt Nam thời vua Nguyễn, lăng vua Khải Định cũng dùng đồ gồm sứ nhập khẩu từ Nhật Bản để trang trí.

Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết này, hy vọng có những thông tin hữu ích cho bạn!

0 0 votes
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments