Cung điện Mùa Đông (Winter Palace): Không gian & Đèn trang trí biệt thự – lâu đài

Những thông tin thú vị về cung điện Mùa Đông tại Saint Petersburg Nga

  • Nó là nơi ở của các đời vua Nga từ năm 1732 đến năm 1917
  • Cung điện được thiết kế hình chữ nhật dài: Chiêu dài 250m và cao là 30m
  • Diện tích sàn (Tổng diện tích mặt sàn là) 60.000m2  
  • Cung điện có 1.786 cửa ra chính ra vào và 1945 cửa sổ, 1057 hội trường.
  • Từ cung điện các vua của nước Nga đã cai trị 1/6 diện tích trái đất và 125 triệu người nước Nga vào đầu thế kỷ 20.
  • Người cho xây dựng cung điện là Hoàng Hậu Elizabeth theo phong cách nghệ thuật Baroque.

Trải qua hơn vài trăm năm, kinh qua nhiều nhiều cuộc chiến, tuy nhiên cung điện Mùa Đông vẫn giữa được vẻ đẹp lộng lẫy, xa hoa, bề thế, uy quyền của mình như lúc ban đầu mới được xây dựng. Cung điện mùa đông có 700 căn phòng được trang hoàng cầu kỳ, là nơi hội tụ của nghệ thuật: hội họa, điêu khắc, đúc đồng, mạ vàng, sắp xếp, thiết kế, nó là tinh hoa tất cả những gì tốt đẹp nhất, sang trọng nhất, mà nước Nga có thể làm được.

Cung điện Mùa Đông gồm hơn 700 căn phòng được trang hoàng lộng lẫy, được xây bằng chất liệu đá hoa cương nhập từ Italia, Phần Lan. Cung điện là công sức của hơn 2.300 lao động miệt mài trong suốt 9 năm ròng. Sắc màu nổi bật được trang trí là hổ phách và dát vàng lộng lẫy. Có được vẻ hoành tráng như vậy Cung điện Mùa Đông đã phải huy động lực lượng cũng như tiền của rất nhiều.

Để có thể xem hết được các hiện vật trong cung điện Mùa Đông chúng ta cần thời gian là 16 năm. Và để đi hết các gian phòng trong cung điện chung ta phải đi bộ tổng chiều dài là 32km.

Ngoài những hiện vật như: 15.000 tác phẩm hội họa nổi tiếng, 12.000 bức tượng điêu khắc, 620.000 bản khắc, 1.000.000 bức phù điêu, 5.000.000 huy kỷ niệm và tiền đồng các thời kỳ  thì cung điện Mùa Đông còn lưu giữ những bộ đèn chùm, đèn tường, đèn pha tranh, đèn góc bằng đồng, đèn ngoài trời bằng đồng tuyệt tác của lịch sử đèn trang trí. Không nói đến thời cách đây 200-300 năm họ đã tạo ra chúng bằng cách nào?nhưng đến bây giờ với hỗ trợ của máy móc hiện đại để làm được những bộ đèn tương tự thì điều đó thật không phải dễ dàng.

Những bộ đèn này nó là minh chứng cho sự một sự thật mà trong thế giới đèn trang trí họ cứ bàn nhau, kiểm tra suy xét đi suy xét lại đó là:

  • Đèn trang trí bằng đồng là có giá trị nhất trong tất cả chủng loại đèn trang trí. Mọi đèn trang trí khác sẽ bị thay đổi, thay thế, công nghệ hóa, nhưng đèn trang trí bằng đồng sẽ đứng ngoài sự biến đổi đó.
  • Đèn trang trí bằng đồng càng sử dụng lâu, thì giá trị càng tăng.
  • Đèn trang trí bằng đồng có thể di chuyển từ công trình này sang công trình khác để sử dụng mà vẫn giữ được vẻ đẹp nghệ thuật.
  • Đèn trang trí bằng đồng có thể làm mới lại một cách dễ dàng, không có khái niệm đèn cũ trong những bộ đèn bằng đồng.
  • Đèn trang trí bằng đồng nếu là mới người ta sẽ gọi sáng bóng, còn nếu bị cũ họ sẽ gọi nhuốm màu thời gian.

Chúng ta cùng nhìn ngắm những “ông đèn” “cụ đèn” tại cung điện Mùa Đông, để biết được cách đây 200 năm họ đã tạo ra những bộ đèn đồng giá trị ra sao? Mà đến bây giờ có thể  chúng ta chỉ mơ ước làm được như họ. Những kiến trúc sư mơ ước một đời chỉ tạo ra được một bản thiết kế như cung điện Mùa Đông. Những nhà vẽ tranh mơ ước một đời chỉ vẽ được một bức tranh như một trong những bức tranh bất kỳ trong cung điện Mùa Đông. Những nhà điêu khắc tạc tượng một đời cũng chỉ mơ ước tạc được một bức tượng tương tự như những bức tượng được trang trí trong cung điện Mùa Đông…v.v Và cuối cùng những người kinh doanh đèn, những người sản xuất đèn, cũng chỉ mơ ước một đời đóng góp được xã hội một công trình sử dụng đèn trang trí như cung điện Mùa Đông đã sử dụng.

Ở Việt Nam hiện đang càng ngày càng xuất hiệu nhiều lâu đài, biệt thự, tổng giá trị đầu tư từ 200 tỷ VNĐ, có chăng những người xây dựng công trình đó, ước muốn của họ có thể muốn để lại cho hậu thế một công trình vĩ đại,  đánh dấu tên tuổi của mình. Muốn thế hệ sau ngã mũ bái phục công trình do mình tạo ra thì nên chăm chút từng chi tiết nhỏ một. Phải có kế hoạch làm từng bước, mới từng chuyên gia trong từng lĩnh vực, và từ đó kết hợp lại với nhau sẽ tạo ra một công trình kiến trúc đặc sắc mãi mãi với thới gian.

Bước vào sân của cung điện là đèn trang trí ngoài trời bằng đồng, phần trên được mạ vàng 24K để thể hiện sự quyền uy và giàu sang. Đèn có phần bên dưới lớn là làm bằng nhôm đúc, còn từ phần hoa văn thì được chế tạo bằng đồng, nhưng duy nhất có lồng đèn là được mạ 24K thể hiện sự sáng tạo của thiết kế đồng thời cho phù hợp với khung cảnh của khu vườn.

đèn thả trang trí cung điện mùa đông

Loại đèn thả bằng đồng, thân được mạ vàng 24K, được lắp kính để ánh sáng phát sáng rộng hơn được lắp đặt lắp đặt thiết kế mọi mài vòm trong cung điện. Nhưng chỉ một loại duy nhất, cùng một kích thước, cùng một thiết kế, chúng dùng để trang trí và thắp sáng cho các không gian có dạng cong. Từ lối đi vào, cửa ra, các sảnh hành lang có dạng vòm uốn cong. Ở Châu Âu, nếu dùng đèn thả dạng lồng cho không gian có dạng uốn cong, là ngoài trời họ sẽ sơn đen cây đèn, còn trong nhà thì sẻ mạ vàng, dù là ngoài trời hay trong nhà thì đèn thả dạng này luôn được làm bằng đồng.

Thiết kế hình bát giác, vuông thẳng, như thế này của đèn thả đồng đã thành một thiết kế nền tảng. Mọi sự thay đổi của đèn thả đồng sau đều lấy hình dạng này mà xoay chuyển.

Cây đèn vách bằng đồng, có năm tay, hướng từ trên xuống, theo thế áp đảo, áp đặt uy quyền đối với người nhìn. Chúng được lắp đặt ở cầu thang đón khách, khi nhìn vào chúng ta sẽ nhận được một giác cảm như một bàn tay đang vươn lên cao và tóm lấy chúng ta.

đèn chùm đồng cung điện mùa đônga

Bộ đèn chùm theo dạng cánh tay vươn ra đi kèm với hệ thống đèn vách bên dưới.

Thể hiện tinh thân chinh phục của các đời vua chúa Nga. Để có một đất nước rộng lớn như hiện nay các vua Nga, hết thế hệ này đến thế hệ khác, đã luôn luôn đi chinh phục các vùng đất mới, không ngần ngại chiến tranh với các nước khác để mở mang bờ cõi. Cây đèn chùm này cực kỳ đặc biệt đó là miêu tả bản đồ của nước Nga.  Vòng xoáy chính giữa cây đèn chùm chính là Saint Petersburg cố đô của nước Nga. Một chùm tay vươn về phía đông phần ráp với Bắc Thái Bình Dương. Một chùm tay thể hiện phần ráp với Mông Cổ và Trung Quốc. Một chùm tay vươn ra thể hiện phần ráp với Châu Âu lục địa.

Phòng duyệt binh

Phòng này được sử dụng để duyệt binh. Tức là những người lĩnh ngự lâm đứng chào khách ở căn phòng này. Cây đèn chùm đồng cũng vì thế  được thiết kế bên trên có những nhánh cây đưa ra tương tự hình tượng những chiếc nón của người lính ngự lâm có cài lông chim. Bên dưới có bốn huy hiệu, huy hiệu này trùng với huy hiệu của những người lính ngự lâm thêu trên áo. Thiết kế này giúp cho căn phòng có không khí hân hoan, chào đón.

đèn chùm đồng pha lê cung điện mùa đônga

Bộ đèn chùm được mạ màu đen bóng, chứ không phải màu vàng lắp tại vị trí vua ngồi khi tiếp các triều thần. Màu đen thể hiện cho sự huyền bí, quyền lực.

đèn chùm đồng pha lê cung điện mùa đônga

Phòng này để khách, và các triều thần chờ để được tiếp kiến vua. Đèn sử dụng trong không gian này thoáng, và đồng đều nhau. Mục đích tạo không khí thoải mái, thẳng thắn, trước khi vào gặp vua.

Phòng này có mười hai cây đèn chùm nhỏ. Ở giữa gian phòng có một cây đèn chùm cùng thiết kế và lớn nhất. Ngụ ý muốn nói, là các triều thần, khách, có thể bàn về mọi thứ, nhưng khi vào tiếp kiến vua, trao đổi việc nước với vua phải tập trung vào ý chính nhất có thể.

đèn chùm đồng pha lê cung điện mùa đônga

Cây đèn chùm lớn nhất trong phòng, số lượng tay nhiều nhất, vươn ra bốn xung quanh. Từ chỗ ngai vàng của vua ngồi nhìn thẳng ra thì sẽ thấy bộ đèn chùm này, nó treo phòng bên ngoài nhưng lại là tâm của phòng thượng chiều bên trong.

Đèn vách pha lê với kiểu dáng quá độc đáo tại hành lang lối giữa phòng khách chờ và phòng vua họp các quan để bàn việc nước. Hình nhọn của đèn, và cánh tay đỡ bên dưới thể hiện quyền lực của vua là được dân trao cho, được nhân dân hỗ trợ và ủng hộ.

Phòng thượng triều

Nơi vua và các quan gặp nhau, và cũng là nơi để quan khách các nước tiếp kiến vua. Trong gian phòng không có đèn chùm đồng lớn ở giữa, mà chỉ có hai hàng đèn chùm. Một hàng ẩn vào bên trong dưới các cột đá, và một hàng nơi các quan đừng để họp triều với vua. Không sử dụng đèn chùm đồng lớn để tầm mắt của vua được nhìn rõ và rộng các quan trong buổi họp triều.

Bộ đèn này rất đặc biệt, kích thước chỉ khoảng 350mm chiều cao 400mm, nhưng được sản xuất và dành riêng cho cung điện mùa đông. Cách đây 200 năm các nhà thiết kế đèn đã có khái niệm rất chính xác về đèn trang trí là gì? Bộ đèn nhỏ này thể hiện được sự hiểu biết đó. Tuy nhỏ nhưng chúng tạo ra hiệu ứng ánh sáng rất tuyệt vời, lung linh một cách diệu kỳ. Phần nắp nhỏ phía trên thể hiện đươc sự tinh tế của bộ đèn. Nhiều người Việt sẽ cho rằng cái nắp đó để che bụi, che côn trùng, nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Vì ở Nga không khí rất sạch sẽ, thì làm gì có bụi mà bay vào, che côn trùng lại càng không đúng hơn.

Cái nắp nhỏ đó là để tán ánh sáng lên trên, nếu cây đèn thiếu cái lắp này, thì bên dưới cây đèn sẽ rất tối do thiếu phần ánh sáng phản chiếu lên trần cung điện và hắt xuống.  Trên hình bạn sẽ thấy ánh sáng hội tụ vào chính giữa cây đèn, tất cả nhờ cái nắp nhỏ đó.

đèn chùm đồng pha lê cung điện mùa đônga
đèn chùm đồng cung điện mùa đônga

Những bộ đèn chùm khác ở phòng sinh hoạt chung. Trong văn hóa Châu Âu, nếu một không gian không phải để thể hiện quyền lực thì họ sẽ dùng pha lê để trang trí. Vì pha lê tán sắc ánh sáng, lấp lánh kiêu sa.

đèn chùm đồng cung điện mùa đônga
đèn chùm đồng cung điện mùa đông

Căn phòng trưng bày những vật phẩm của nhà vua. Đèn trang trí được dùng giản đơn hơn, không phức tạp.

Tên gọi cung điện

Nước Nga là nước mà mùa đông chiếm thời gian dài đến chín tháng. Nên được gọi là cung điện Mùa Đông là do nó sử dụng suốt trong các mùa lạnh giá. Mọi hoạt động đều diễn ra trong cung điện, ngay cả hoạt động nghỉ ngơi giải lao ngoài trời. Bên trên hình là dãy hành lang rất rộng, để cho các quan khách ngay cả nhà vua ngồi giải lao sau giờ làm việc. Bên trên hàng ghế là giếng trời để đón ánh sáng tự nhiên.Hành lang rộng tới mức tưởng trừng như cả một công viên trong cung điện. Đặt cạnh các ghế đá là những cây đèn đứng ngoài trời làm bằng đồng với bóng đèn hướng lên. Những bộ đèn này là sự kết hợp sáng tạo, vì chúng vừa là đèn ngoài trời đồng thời cũng là đèn sàn để trong nhà.

đèn tường trang trí cung điện mùa đông
không gian cung điện mùa đông

Lối đi ra khỏi cung điện được trang trí bằng những bộ đèn thả bằng đồng. Các cánh tay đưa ra khỏi bức tường đá cẩm thạch tựa như những người thiếu nữ cầm lồng đèn để soi đường cho quan khách.

Đèn trang trí dùng trong lâu đài, cung điện Mùa Đông rất tinh tế. Cái tinh tế của nó thể hiện ở mọi chi tiết của cây đèn đều được tính toán tỉ mỉ. Thêm một chi tiết, bớt một chi tiết, đều đều được cân nhắc. Và hơn tất cả cảm giác khi nhìn vào cây đèn thể hiện được hoạt động đang diễn ra bên dưới. Đèn trang trí sử dụng nơi này nó được hòa vào không gian, hòa vào con người, hòa vào thiết kế chung của cả cung điện.

0 0 votes
Đánh giá
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments